Lối đi nào cho Kiến trúc đương đại Việt Nam?
Công trình kiến trúc được xây dựng nên nhằm đáp ứng tháp nhu cầu của con người, từ nhu cầu sinh học - ngủ, nghỉ ngơi, giải trí; nhu cầu an toàn - cảm thấy được bảo vệ; nhu cầu cảm thấy thoải mái, cảm thấy đẹp và gần gũi thiên nhiên; nhu cầu khẳng định bản thân, được xã hội tôn trọng. Từ đó, mới có thuật ngữ công năng, kinh tế, và thẩm mỹ trong thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên, mỗi vùng miền khác nhau lại có điều kiện khí hậu và chủng loại vật liệu địa phương khác nhau, thế là phát sinh thêm yếu tố địa phương trong thiết kế kiến trúc. Các thể loại kiến trúc nhà dân gian truyền thống: Bắc, Trung, Nam Bộ của Việt Nam làm từ tranh tre, đất, gỗ; hay kiến trúc từ vật liệu không nung, quy hoạch kiểu sân trong, vườn treo BaBylon của Lưỡng Hà; kiến trúc làm từ đá cẩm thạch trong các đền thờ Hy Lạp; kiến trúc làm từ đá nguyên khối trong các kim tư tháp Ai Cập, ... ra đời
Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật xây dựng, từ kiến trúc tường chịu lực với bề dày tường có khi tới cả mét, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép và vật liệu bao che từ nhôm, sắt, kính là bước tiến lớn làm thay đổi diện mạo từ bên trong đến bên ngoài của 1 công trình. Kiến trúc đã trở nên thanh thoát, và thông thoáng hơn. Từ công trình sử dụng cuốn vòm Roman, Gothic, kết cấu tường chịu lực của châu Âu, đã xuất hiện trào lưu kiến trúc hiện đại với kết cấu bê tông cốt thép, vật liệu sắt, kính cùng hàng loạt trường phái: Bauhaus, kiến trúc tối giản Less is More đề cao yếu tố công năng, kiến trúc Nhật Bản với trò chơi của bê tông trần và ánh sáng, đề cao yếu tố "thiền định" trong sáng tác kiến trúc, kiến trúc thô mộc và kiến trúc xanh đề cao yếu tố thiên nhiên, và sự thô mộc trong sử dụng vật liệu; kiến trúc đề cao văn hóa bản địa trong sử dụng vật liệu và bố trí mặt bằng, ... Hàng loạt kiến trúc sư tài năng trên thế giới như Water Gropious, Frank Loyld Wright, Le Corbusier, Tadao Ando, Kenzo Tange, ... hay ở Việt Nam là Ngô Viết Thụ, Võ Trọng Nghĩa, ... xuất hiện
Riêng trong thiết kế kiến trúc tại Việt Nam. Kiến trúc nhà dân gian truyền thống: nhà 3 gian, 5 gian; nhà ở dân gian Bắc, Trung, Nam Bộ, ... đã xuất hiện từ rất lâu, hoàn toàn phù hợp với điều kiện văn hóa, vật liệu, và khí hậu địa phương. Với sự du nhập của kiến trúc Pháp và Mỹ, đã xuất hiện thêm kiến trúc Pháp phù hợp bản địa với tên gọi kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam trước 1975, có chi tiết trang trí cổ điển, tường chịu lực; sau đó là kiến trúc Mỹ với tường gạch, kết cấu BTCT, vật liệu kính, cuối cùng là kiểu kiến trúc nhiệt đới với hàng lam bê tông che nắng của Ngô Viết Thụ
Hiện nay, hàng loạt công trình kiến trúc từ hiện đại, cổ điển, kiến trúc xanh xuất hiện mọi nơi trên khắp nẻo đường. Nếu kiến trúc cổ điển hoàn toàn hay nhại cổ chắp vá là bước lùi trong sáng tác kiến trúc, làm lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa công trình cổ điển thật sự của lịch sử và công trình giả cổ thì kiến trúc xanh; và kiến trúc mang hồn văn hóa, truyền thống địa phương với kiểu mặt bằng bố trí phù hợp khí hậu, với các chi tiết truyền thống được vận dụng một cách chắt lọc và sáng tạo, có lẽ là lối đi mới cho nền kiến trúc nước nhà
(Hình ảnh: internet, Luận văn Ths Kiến trúc Bảo tồn và phát huy DS kiến trúc nhà ở tại Bình Thạnh, TPHCM)
Kiến trúc Nhà Mẹt Tây Hồ
Sự kết hợp giữa ánh sáng và kiến trúc
Sự kết hợp giữa cây xanh và kiến trúc
Sự kết hợp giữa cây xanh, kiến trúc, và vật liệu thô mộc
Sự kết hợp của ánh sáng và vật liệu trong kiến trúc, nội thất
Một số giải pháp hồi sinh, bảo tồn và thích ứng, và kiến trúc xanh, kiến trúc thô mộc phù hợp cho kiến trúc đương đại - Nguồn: Luận văn Ths Bảo tồn và phát huy Di sản kiến trúc nhà ở tại Quận Bình Thạnh - TPHCM
Mai Phương